29 thg 6, 2013

BỌ ĐUÔI KÌM, THIÊN DỊCH CỦA BỌ DỪA

Bọ cánh cứng hại dừa gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho các nhà vườn. Mặc dù đã áp dụng khá nhiều biện pháp phòng trừ như dùng thuốc, nấm ký sinh, ong ký sinh ... nhưng nhiều gập khó khăn như: việc leo trèo để xử lý thuốc, duy trì quần thể ong ký sinh. Những năm gần đây, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung thuộc Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thử nghiệm, đưa con bọ đuôi kìm để phòng trừ bọ cánh cứng có hiệu quả và đang giúp bà con gây nuôi loài thiên địch có hại này. 

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, Khánh Hòa là tỉnh có tỷ lệ bọ cánh cứng hại dừa cao, lên đến 15 con/cây và tỷ lệ hiện diện khoảng 80% diện tích trồng dừa, gây thiệt hại nặng cho cây dừa ở đây. Tuy nhiên, sau khi được Trung tâm chuyển giao đề án sử dụng bọ đuôi kìm phòng trừ bọ cánh cứng đến Chi cục Bảo vệ thực vật của tỉnh để triển khai trong thực tế thì việc kiểm soát loại con trùng phá hại này có tiến triển rất tốt. Bởi bọ đuôi kìm là loài thiên địch của bọ dừa, có khả năng ăn mồi cao 1,88-5,34 con/ngày. Vì vậy thời gian qua, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã tiến hành tập huấn kỹ thuật gây nuôi và thả bọ đuôi kìm đến bà con nông dân. Ông Nguyễn Văn Trinh – Xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang cho biết: "Áp dụng con bọ này rất đơn giản, trong vòng đời 70 ngày có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều. Chúng ta nên cần khuyến cáo cho bà con phát triển rộng rãi, bảo vệ cây dừa." Việc nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn tổng hợp cộng với sâu non bọ dừa hoặc sâu non ngài gạo rất thuận lợi, có thể nhân ra số lượng lớn bọ đuôi kìm trong thời gian rất nhanh và rất phù hợp với điều kiện nuôi của bà con nông dân. Những con bọ đuôi kìm sau khi nhân giống sẽ được phóng thích ra các vườn dừa có bọ cánh cứng hại dừa để chúng tự tìm tiêu diệt. Với những lợi ích về mặt kinh tế mang lại, phương pháp này đã thu hút sự chú ý của bà con nông dân, vì vậy trong thời gian tới, mỗi năm Chi cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm hướng dẫn cho bà con cách nuôi bọ đuôi kìm. Theo bà Hoàng Thị Mân – Chuyên viên phòng Kỹ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét