25 thg 3, 2012

Công nghệ tái chế mặt đường



Công nghệ tái chế nóng

Công nghệ tái chế nóng bao gồm việc đào lớp mặt đường BTN cũ và một phần của móng đá dăm phía dưới đến một độ sâu chỉ định, tùy vào công nghệ mà lớp mặt đường đào lên sẽ được sử dụng tại chỗ vận chuyển đến trạm trộn BTN để được tái chế lại
Dây chuyền công nghệ của phương pháp này bao gồm tổ hợp máy sấy nóng mặt đường, xe chở vật liệu thêm, máy tái sinh và cuối cùng là xe lu. Tốc độ làm việc của dây chuyền là 3 m/phút.
ở đây xin giới thiệu AR2000
 AR2000 được phát triển bởi một công ty Canada, Martec và đã được cấp bằng sáng chế công nghệ.  100%  của hỗn hợp nhựa đường hiện có trên hiện trường tái chế mà không đốt cháy lớp bề mặt mà chỉ nung nóng lớp bề mặt
1.1. Đặc điểm của hệ thống
Công nghệ Thiết kế Hầu như không  phát thải
sử dụng một hệ thống lưu thông không khí nóng của máy bay phản lực để làm mềm bề mặt đường nhựa, không sử dụng ngọn lửa trực tiếp.
Không khí được đưa vào bên trong những máy nén quay thông qua cửa hút khí và được nén tới áp suất cao trước khi đi vào buồng đốt. Ở đây không khí trộn với nhiên liệu và được đốt cháy. Quá trình cháy này khiến nhiệt độ khí tăng lên rất nhiều.
Kết quả là thân thiện với môi trường hơn.
1.2. điểm nổi bật phương pháp.
là so với phương pháp tái tạo bề mặt thông thường, HIR phươngpháp làm giảm đáng kể
dự án thời gian. Căn cứ vào kết quả thực tế cho thấy, tốc độ hoạt động trung bình là 3 đến5m/min. tùy thuộc vào điều kiện tốc độ cao nhất là trên 5m/min
không có thể đã được thực hiện bằng cách thông thường.

máy xấy nóng
Hai máy xấy-nóng, hoạt động song song, nhẹ nhàng xấy nóng và làm mềm bề mặt bê tông nhựa. Với sự Hệ thống sưởi ấm không khí lên đến khoảng 6000C, thổi trực tiếp lên mặt đường
máy xấy nóng và phay
Chiếc máy phay này có kèm một hệ thống xấy nhằm bổ sung nhiệt, giúp hệ thống xay xát dễ dàng hơn ngoài ra chiếc máy được trang bị Bộ điều khiển độ sâu tự động cho phép máy đào nhựa đường đến độ sâu cần thiết. tùy thuộc vào một thiết kế phục hồi chức năng của đường

Sấy nóng, trộn
Chiếc máy này có công dụng pha chộn hỗn hợp nhựa đường mới được chộn từ nhà máy và hỗn hợp nhựa đường cũ theo một tỷ lệ đã được cài đặt sẵn. với chiếc máy này thì toàn bộ bê tông nhựa được xấy nóng đồng nhất
Máy látmặtđường
Vậtliệu hỗn hợp hoàn toàn được chuyển qua máy lát mặt đường
Rollers
Nén chặt bằng các loại xe lu rung thông thường.
2.    Công nghệ tái chế nguội
- Công nghệ tái chế nguội bao gồm việc phay và nghiền lớp mặt đường BTN cũ và một phần của móng đá dăm phía dưới đến một độ sâu chỉ định , thêm vào một lượng cấp phối đá dăm mới và lượng nước nếu cần , có thể gia cố hỗn hợp tái chế với nhũ tương hoặc ximăng hay vôi bột để cải tạo chất lượng hỗn hợp sau đó rải và đầm lèn hỗn hợp .
Phương án tái chế nguội cũng được chia thành hai trường hợp khác nhau:
trường hợp1:  Tái sử dụng trực tiếp vật liệu cắt và nghiền từ mặt đường cũ, không thêm hoạt chất gia cố. Vật liệu tái chế sẽ đóng vai trò như lớp móng của đường (Subbase hay Base).
trường hợp 2: Vật liệu cắt ra từ mặt đường cũ sẽ được nghiền vụn & bổ sung thêm cấp phối đá dăm , nước và các chất kết dính khác như ximăng ,vôi bột , nhũ tương ….theo tính toán để cải tạo tăng cường khả năng chịu lực , được trộn đều ,rải và đầm nén như hỗn hợp đá trộn nhựa thông thường .Vật liệu tái chế lúc này sẽ đóng vai trò như lớp móng chịu lực của phần mặt đường và trong nhiều trường hợp chỉ cần thảm một lớp BTN trên mặt .
2.1. đối với đoạn đường có vấn đề về nền móng cần xử lý
Công nghệ thi công bao gồm việc đào mở rộng đường đến bề rộng thiết kế theo cách thông thường sau đó dùng
một máy phay hiện đại với tốc độ thi công rất nhanh để cắt phần mặt đường BTN cũ cùng với một phần móng cấp phối đến 1 chiều sâu chỉ định (lớn nhất là 30cm) hoặc chỉ phần mặt đường BTN cũ dày từ 8-15cm. Vật liệu này được nghiền vụn trước khi đưa ra băng chuyền của máy và được vun đống dọc hai bên đường hoặc đổ thẳng lên xe vận chuyển tuỳ theo yêu cầu thi công để sau đó có thể tái sử dụng.Bề mặt sau khi phay sẽ được lu lèn và tiến hành các thí nghiệm kiểm tra để phát hiện các chỗ yếu cục bộ hoặc sình lún sẽ được xử lý và sửa chữa ngay. Sau khi hoàn tất công tác sửa chữa này, bề mặt khuôn đường sẽ được lu lèn lại đạt độ chặt yêu cầu. Vật liệu tái chế đã được vun luống dọc hai bên đường trước đó sẽ được trộn thêm CPĐD nếu cần thiết, san rải trên toàn bề rộng mặt đường với chiều dày 10-15cm sau khi đầm chặt tạo thành một lớp móng đá -nhựa vững chắc.
2.2. đoạn đường không có vấn đề về nền móng
cần tăng cường để kéo dài thời gian phục vụ của mặt đường nhưng không nâng cao độ mặt đường.
Trình tự các bước thi công:
- Thi công phần cạp mở rộng như thường lệ nếu cần thiết
- Dùng máy xới và nghiền mặt và móng đường cũ đến chiều dày thiết kế. Chiều dày này tuỳ thuộc chiều dày các lớp mặt đường cũ và theo tính toán để có hỗn hợp đá nhựa vừa ý sau khi nghiền và trộn.
- Thêm vào hỗn hợp đã nghiền các chất kết dính như vôi bột hoặc nhũ tương... (bằng thiết bị đi kèm máy xới).
- Lu lèn hỗn hợp đạt độ chặt yêu cầu.
- Tiến hành đo độ võng bằng cần Benkenmal để xác định chiều dày BTN cần rải thêm lên trên. Chiều dày BTN lớp mặt tối thiểu 50mm.
Mỗi một phương án thi công trên đòi hỏi các thiết bị thi công đặc chủng tương ứng. Hiện nay tại Việt Nam đã có các thiết bị này và công nghệ tái chế mặt đường đã được tiến hành thử nghiệm ở một số Dự án cải tạo quốc lộ 1A:
nguồn: công ty Martec và một số diễn đàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét